Quảng cáo

Khi tắc đường, tài xế cần giữ khoảng cách an toàn thế nào cho đúng?

Trang Trang
Thứ bảy, 30/11/2024 08:24 AM (GMT+7)
A A+

Khi phải dừng sau một phương tiện khác trong tình huống kẹt xe hoặc chờ đèn đỏ, tài xế nên giữ khoảng cách 2 - 3 m với phương tiện phía trước.

Khi tham gia giao thông, không ít trường hợp xe phía trước vì một lý do nào đó đột ngột dừng lại. Nếu xe phía sau không giữ một khoảng cách an toàn tối thiểu, rất có thể sẽ xảy ra tai nạn đâm vào đuôi xe phía trước, gây thiệt hại nghiêm trọng. 

Ngoài việc bảo vệ bản thân, việc giữ khoảng cách an toàn cũng giúp bảo vệ những người tham gia giao thông khác và tránh các tình huống nguy hiểm. Bên cạnh đó, tài xế không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn có thể bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt rất nặng.

giu-khoang-cach-voi-xe-truoc-the

Khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. 

Khoảng cách này tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của xe. Cụ thể, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ như sau:

  • Vận tốc 60km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m.
  • Vận tốc từ 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m.
  • Vận tốc từ 80 đến 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m.
  • Vận tốc từ 100 đến 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.

Ngoài ra, khi gặp biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" (biển P.121), lái xe phải tuân thủ khoảng cách ghi trên biển báo. Biển báo này sẽ không còn hiệu lực khi vượt qua khoảng cách cấm được ghi trên biển phụ S.501 hoặc khi đến vị trí có biển số DP.135.

bien-cu-ly-toi-thieu-1563-127043

Trong trường hợp điều kiện đường xấu như trời mưa, sương mù, hay mặt đường trơn trượt, tài xế cần điều chỉnh khoảng cách an toàn sao cho phù hợp và lớn hơn mức tối thiểu.

Khoảng cách an toàn khi tắc đường hoặc dừng đèn đỏ

Một câu hỏi mà nhiều người tham gia giao thông thường thắc mắc là khi tắc đường hoặc dừng đèn đỏ thì có cần giữ khoảng cách an toàn không?

Theo Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước. 

Tuy nhiên, trong các tình huống tắc đường, dừng đèn đỏ hay khi xe di chuyển với tốc độ chậm, không có quy định cụ thể về khoảng cách an toàn giữa các phương tiện.

Các chuyên gia về lái xe khuyến cáo tài xế có thể áp dụng quy tắc 3 giây để đảm bảo khoảng cách an toàn. Cụ thể, nếu xe trước và xe sau đi qua một mốc nào đó trên đường trong khoảng thời gian 3 giây, thì khoảng cách này được xem là hợp lý.

Khi tắc đường, tài xế cần giữ khoảng cách an toàn thế nào cho đúng? 563147

Ví dụ, khi xe di chuyển với tốc độ 20 km/h, mỗi giây xe sẽ di chuyển được khoảng 5 m. Như vậy, trong 3 giây, chiếc xe đó sẽ di chuyển khoảng 16 m.Đây chính là khoảng cách an toàn để tài xế kịp thời phản ứng và tránh va chạm.

Khi phải dừng sau một xe khác trong tình huống kẹt xe hoặc chờ đèn đỏ, tài xế nên giữ khoảng cách 2 - 3 m với xe phía trước. 

Khoảng cách này đủ để có thể lách khỏi xe phía trước trong trường hợp xe này gặp sự cố không thể di chuyển tiếp như thủng lốp hay hỏng động cơ, đồng thời tránh để xe khác chen vào giữa.

Để xác định khoảng cách này, tài xế có thể quan sát từ góc nhìn của mình. Nếu nhìn thấy hai bánh sau của xe phía trước vừa vặn lên vạch kẻ trước nắp ca-pô, thì khoảng cách khoảng 2 m là hợp lý. 

Nếu thấy quá nhiều phần đường phía trước thì khoảng cách này đã lớn hơn 2 m, còn khi nhìn thấy quá ít phần đường thì khoảng cách này quá gần và cần phải điều chỉnh.

Khi tắc đường, tài xế cần giữ khoảng cách an toàn thế nào cho đúng? 563148

Theo các chuyên gia về an toàn giao thông, việc giữ khoảng cách an toàn là rất cần thiết và nên được tuân thủ một cách nghiêm túc. Ngoài việc căn chỉnh khoảng cách, tài xế cũng cần tập trung, chú ý quan sát và phản ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ trên đường.

Xem thêm